Kinh tế Hyesan

Trung tâm Hyesan vào tháng 9 năm 2013

Hyesan có các nhà máy chế biến gỗ, nhà máy giấy và nhà máy dệt. Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế của Triều Tiên gia tăng vào giữa những năm 1990, thành phố đã phải chịu sự đình trệ kinh tế và một số nhà máy trong thành phố bị đóng cửa. Các báo cáo và hình ảnh được chụp từ phía bên sông của Trung Quốc cho thấy nó giống một "Thành phố ma": hầu như không có chuyển động nào trên đường phố và vào ban đêm thành phố trở nên tối tăm và không có điện. Cư dân của thành phố thậm chí đã phải giặt quần áo trên sông vì trong nhà không có nước.

Được khám phá lần đầu tiên vào những năm 1960, mỏ Hyesan hàng năm sản xuất ra 10.000 tấn đồng. khu vực này chiếm 80% trữ lượng đồng của Triều Tiên, và Triều Tiên đã ước tính rằng họ sẽ có thể tiếp tục khai thác đồng ở đó trong bốn mươi năm tới. Do mỏ Kapsan Tongjum, được khai thác trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản, cuối cùng đã cạn kiệt và đóng cửa vào năm 1990, mỏ Hyesan đóng vai trò huyết mạch của ngành sản xuất đồng quốc gia. Vào thời điểm đó, mỏ bị ngập vì thiết bị bơm ngừng hoạt động do thiếu điện trên toàn quốc. Mặc dù các công nhân tại mỏ đã cố gắng hết sức để bơm nước, nhưng họ không thể ngăn nước chảy vào mỏ với tốc độ 480㎥/giờ. Vào năm 1996, khi Triều Tiên phải chịu nạn đói, điện không được cung cấp cho mỏ, dẫn đến lụt trong các hầm mỏ vào tháng 1 năm 1997. Mỏ Hyesan bị ngập lụt trở lại, cũng như các mỏ khác trên khắp đất nước, và mất tất cả các cơ sở khai thác. Từ năm 1998, Kim Jong-Il đã chi ngân sách 8.2 triệu USD để làm hút nước ra khỏi các mỏ, và mỏ đã được khôi phục bằng điện và thiết bị do Trung Quốc cung cấp.